Ngày nay, dầu gấc xuất khẩu là một loại chế phẩm chiết xuất hoàn toàn tinh khiết từ trái gấc tươi với thành phần dinh dưỡng cao. Để dầu gấc xuất khẩu Việt Nam có thể đến được các thị trường tiêu thụ khó tính: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Anh, Pháp,...dầu gấc cần đảm bảo đủ các tiêu chí từ khâu trồng trọt đến đóng gói. Và điều làm khách nước ngoài dùng một lần và muốn dùng mãi mãi đối với sản phẩm dầu gấc Việt đó chính là điều kiện trồng trọt và chỉ số hàm lượng Lycopene cao.

Điều kiện trồng gấc để sản xuất dầu gấc nguyên chất

Những năm gần đây, các nhà khoa học và bác sĩ nước ngoài đổ xô về Việt Nam để tìm và nghiên cứu xuất khẩu về loại “quả đến từ thiên đường”. Loại quả đó không đâu xa lạ, đó là quả gấc quen thuộc tại Việt Nam. Bởi theo các nghiên cứu của người Mỹ,  trong dầu gấc tinh khiết của quả gấc có chứa chất ức chế và ngăn ngừa ung thư đến 75%.


Gấc là một loại cây thân thảo dây leo được trồng ở khắp các nước khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Úc, bao gồm Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia và Việt Nam. Tuy nhiên, trồng ở Việt Nam sẽ cho ra hàm lượng dinh dưỡng của gấc cao hơn bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thích hợp với loài cây này và đặc biệt Việt Nam cũng là nơi loài này lần đầu tiên được phát hiện.

Cây gấc leo khỏe, chiều dài có thể mọc đến 15 mét. Cây gấc dễ trồng, có khả năng thích ứng tốt trên nhiều loại đất, song gấc trồng tại miền Bắc sẽ cho chất lượng cao hơn các vùng khác tại Việt Nam cũng như trên thế giới. "Khí hậu bốn mùa tại miền Bắc là điều kiện tốt nhất cho trái gấc phát triển. Trong một mùa, một cây gấc có thể cho ra từ ​​30 đến 60 quả. Khoảng năm tháng sau khi ra hoa, quả chín màu đỏ tươi có thể được thu hoạch. Mùa thu hoạch gấc thường kéo dài trong 3 tháng, từ tháng chín đến tháng 12 hàng năm. Gấc được biết đến với màu cam và màu đỏ đặc trưng do thành phần giàu beta-carotene và lycopene.

Dầu gấc tinh khiết từ trái gấc tươi đặc biệt rất giàu lycopene. Theo nghiên cứu, nó chứa nhiều lycopene gấp 70 lần cà chua. Beta-carotene trong dầu gấc nhiều gấp 10 lần cà rốt hoặc khoai lang. Ngoài ra, các carotenoid có mặt trong dầu gấc liên kết với các axít béo mạch dài, tạo ra kết quả là nó có tính hoạt hóa sinh học cao hơn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy dầu gấc chứa các loại protein có thể ngăn cản đến 75% sự phát triển của các tế bào ung thư.

Hàm lượng Lycopene trong dầu gấc

Lycopene là hoạt chất chống oxy hóa, hỗ trợ bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do có hại, được các nhà sản xuất trên thế giới chiết xuất chủ yếu từ cà chua. Ở Việt Nam, ngoài cà chua, gấc là loại quả có hàm lượng lycopene cao và cũng là loại quả chứa nhiều lycopene nhất.


Các loại rau quả chứa nhiều lycopen bao gồm gấc (Momordica cochinchinensis), nhót Nhật, cà chua, dưa hấu, bưởi chùm đỏ, ổi đỏ, đu đủ,...

Theo nghiên cứu của Đại học California, hàm lượng lycopene trong dầu gấc cao gấp 70 lần hàm lượng lycopene trong cà chua và cao hơn nhiều so với các loại rau quả khác như dưa hấu, đu đủ, ổi đỏ, bưởi đỏ, dâu tây... Bới vậy, các nhà khoa học Mỹ cùng một số hãng dược phẩm lớn ví gấc là loại quả đến từ "thiên đường".

Lycopene không chỉ là một chất dinh dưỡng thiết yếu đối với con người, nhưng được tìm thấy phổ biến trong nhiều món ăn được làm với thành phần chứa dầu gấc. Khi được hấp thụ trong ruột non, lycopene được nhiều loại lipoprotein vận chuyển tới máu và tích lũy chủ yếu trong máu, mô béo, da, gan và tuyến thượng thận, nhưng có thể được tìm thấy trong phần lớn các loại mô.

Nghiên cứu sơ bộ chỉ ra rằng những người ăn nhiều dầu gấc thường xuyên có thể có rủi ro mắc ung thư thấp hơn, có lẽ là do lycopene có tác động tới cơ chế ngừa ung thư vú, ung thư gan, giảm bệnh tim mạch và vô sinh. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa khác trong dầu gấc như vitamin E, chất béo giúp tăng cường hệ miễn dịch, tiêu hóa cho trẻ nhỏ, tăng đề kháng, ngừa ung thư, lão hóa cho người trưởng thành, sáng mắt, tốt cho não bộ người già.

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.