Hầu hết các bộ phận của quả gấc đều chứa nhiều hàm lượng tiền vitamin A, vitamin E, vitamin C có công dụng làm đẹp, phòng và điều trị một số bệnh rất hiệu quả. Mùa thu hoạch quả gấc chín đỏ cùng hàm lượng dinh dưỡng cao từ quả gấc tập trung rơi vào độ tháng 10 và 11 âm lịch. Theo Đông y, hạt gấc có tính ôn, vị đắng, hơi ngọt vào hai kinh can và đại tràng có tác dụng chữa sưng tấy, lở loét, tiêu hóa, hoặc làm thuốc điều trị bệnh trĩ, chai chân, viêm xoang… Rễ gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính lạnh, tác dụng tiêu viêm, giải độc, tiêu thũng, chỉ thống. Vì vậy từ cơm quả gấc dùng nấu xôi, các bộ phận khác như hạt, rễ, lá, dây gấc đều là vị thuốc quý, chữa bệnh hiệu quả.

Công dụng thần kỳ của quả gấc

Nhiều nghiên cứu đã kết luận thành phần của gấc chứa: beta caroten, vitamin E và vitamin C phục vụ và hỗ trợ phòng chữa bệnh, ngoài ra còn có tác dụng làm đẹp, chống lão hóa, tốt cho sức khỏe sinh sản, ngừa vô sinh và ung thư.

Cơm quả gấc (màng gấc): Nhờ có vị ngọt tính bình, độ hàn thấp nên màng gấc chuyên dùng để nấu xôi, làm màu thức ăn, màu thực phẩm, làm bánh, nấu chè. Về sức khỏe có tác dụng bổ tỳ vị, dưỡng khí huyết, ích can thận, sáng mắt...trị chứng hư nhược, mắt yếu, mắt mờ, mỏi mắt, tốt cho phụ nữ có thai, trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng, chức năng gan yếu. Đặc biệt, màng gấc là nơi tập trung nhiều vitamin A, E có vai trò trong phòng trị bệnh tim mạch, sa sút trí não, mắt yếu, mắt mờ, thoái hóa điểm vàng, tốt cho làm đẹp.


Hạt gấc: Vị ngọt, không đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, dùng chữa thông huyết, và các chứng bệnh tiêu mụn nhọt độc, mụn hạch, ung thũng tràng nhạt, eczema, viêm da thần kinh, trĩ, phụ nữ sưng vú. Có thể chế thuốc viên hay tán bột uống. Liều uống từ 0,8-1,2g. Hoăc ngâm với dấm bôi chủ trị quai bị, mụn hạch, anh lựu cổ có bướu, tràng nhạc hạch đàm kết, huyết tích khối rắn chắc sưng đau. Ngâm rượu, bôi trị chứng sang thương huyết ứ bầm tím sưng đau. Nhưng thường dùng đắp ngoài da đồ mụn nhọt, chữa chai bàn chân.


Rễ gấc: Dùng rễ gấc sao vàng lên, tán mỏng dùng tiêu viêm, giải độc, tiêu thủng, chữa tê thấp chân hiệu quả nhờ tính mát, bình của rễ gấc.


Lá gấc: Bài thuốc chữa tiêu sưng tấy bằng lá gấc non cực kỳ hiệu nghiệm, lá gấc tươi trộn với lá tầm gửi giã đắp ngoài vết thương, lá gấc còn có thể làm rau, nấu canh hoặc xào ăn, tác dụng bổ mát, nhuận tràng rất tốt.


Dầu gấc ép lạnh: Dầu gấc có thể dùng thay thế thuốc có vitamin A, dùng bôi lên các vết thương, vết loét, vết bỏng làm cho chóng lành, lên da. Uống dầu gấc, người bệnh nhanh lên cân, tăng sức chống đỡ bệnh tật của cơ thể, do chất beta carotene dưới tác dụng của men carotenase có nhiều trong gan sẽ tách beta carotene thành hai phần tử vitamin A. Dùng cho trẻ em chậm lớn trong bệnh khô mắt, quáng gà và người lớn mắt mờ, mỏi mắt, thoái hóa điểm vàng. Liều dùng dầu gấc: Người lớn ngày dùng 5-7ml dầu gấc, trẻ em 3-5ml mỗi ngày. Không dùng dầu gấc ép nóng, bởi các thành phần trong quả gấc sẽ bị mất đi khi gặp nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh, vì vậy không có tác dụng với sức khỏe.

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.